Trang chủ » Các loại bệnh » Bệnh dại ở chó – Tất cả những điều cần biết

Bệnh dại ở chó – Tất cả những điều cần biết

Bệnh dại ở chó là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà thú cưng có thể mắc phải, không chỉ đe dọa đến sức khỏe của chó mà còn có khả năng lây nhiễm sang con người. Đây là căn bệnh do virus gây ra và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp. Để bảo vệ chó và gia đình khỏi bệnh dại ở chó, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này.

Bệnh dại ở chó là gì?

Bệnh dại ở chó do một loại virus thuộc họ Rhabdoviridae gây ra. Bệnh dại là một trong những căn bệnh khiến nhiều người nuôi thú cưng lo ngại, vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chó. Ngoài ra, bệnh này còn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm sang con người qua các vết cắn hoặc cào.

Dấu hiệu sớm nhất của bệnh dại ở chó

Thay đổi hành vi bất thường

Một ngày, bạn có thể thấy chú cún không còn vui vẻ như trước. Hãy chú ý, vì chó bị dại sẽ rụt rè, né tránh, hoặc thậm chí đột nhiên trở nên hung dữ dù không có nguyên nhân rõ ràng.

Bệnh-dại-ở-chó
Dấu hiệu của bệnh dại

Ngoài ra, những biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, hoặc tìm cách ẩn náu ở những nơi tối tăm cũng là dấu hiệu cần lưu ý. Các bé có thể bắt đầu sủa hoặc tru lên vô cớ, đặc biệt là ở những cún vốn hiền lành, điềm tĩnh. Nếu không được chú ý kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng với các triệu chứng nặng hơn.

Bệnh dại ở chó giai đoạn kích động

Khi bệnh dại ở chó trở nên nghiêm trọng hơn, các biểu hiện hành vi sẽ ngày càng rõ rệt. Thay vì vui vẻ khi được gọi, cún có thể trở nên hoảng loạn và mất kiểm soát. Một âm thanh nhỏ cũng có thể khiến bé giật mình, sủa liên tục, hoặc có phản ứng thái quá.

Đặc biệt, khi gặp người lạ, cún có thể trở nên cực kỳ kích động, thậm chí tấn công hoặc cắn người dữ dội. Cún có thể bỏ ăn, khó nuốt, mắt đỏ, đồng tử giãn, và cơ thể sốt cao.

Cún cưng luôn có cảm giác khát nhưng không thể tự uống nước, đi kèm với hiện tượng chảy nhiều nước dãi và sùi bọt mép. Bé có thể đi lại không định hướng, tỏ ra lo lắng và dễ bị kích động.

Nếu không được quản lý kỹ lưỡng, cún có thể bỏ đi và không tìm được đường về. Trong quá trình đó, bé có xu hướng gặm nhấm những vật thể xung quanh và thậm chí tấn công các động vật hoặc con người.

Giai đoạn cuối của bệnh dại ở chó thể kích động

Ở giai đoạn cuối, bệnh dại ở chó thường khiến cún bị liệt hoàn toàn phần hàm và lưỡi. Điều này khiến cún không thể ngậm miệng, lưỡi thè ra và nước dãi chảy liên tục. Các cơ chân sau và cơ hô hấp cũng bắt đầu bị liệt, gây khó khăn cho việc thở.

Do không thể ăn uống cún sẽ kiệt quệ và qua đời trong vòng vài ngày sau đó, nếu không được cứu chữa kịp thời.

Chăm sóc và bảo vệ cún khỏi bệnh dại là trách nhiệm quan trọng của mỗi người nuôi, nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả thú cưng và gia đình.

Nguyên nhân gây bệnh dại

Nguyên nhân trực tiếp

Chó thường có thói quen “giao lưu” với nhau bằng cách cắn giả, hoặc có thể tranh giành lãnh thổ hay thức ăn. Trong quá trình này, nếu một chú chó mang virus dại cắn hoặc làm bị thương chú chó khác, virus từ nước bọt của con chó bệnh sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của chó lành qua vết thương hở. Đây là con đường lây nhiễm phổ biến của bệnh dại ở chó.

Ngoài chăm sóc cún cưng, bạn cũng nên để ý đến những chú chó mà bé tiếp xúc.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn phải hạn chế hoàn toàn các hoạt động giao lưu của bé. Hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bé yêu khỏi bệnh dại ở chó.

Nguyên nhân gián tiếp

Virus dại luôn tìm cách để xâm nhập vào cơ thể chó. Nước dãi của thú mắc bệnh có thể truyền virus qua tiếp xúc với vết thương hở của cún. Đó là lý do tại sao, ngay cả khi không có sự tương tác trực tiếp, bệnh dại vẫn có thể lây lan.

Cắt tỉa lông, ăn uống không vệ sinh và ở chung chuồng với chó khác có thể tạo điều kiện cho virus lây lan. Những tình huống này cần được chú ý để bảo vệ sức khỏe cún cưng. Các biện pháp khử trùng không đạt chuẩn cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến cún bị nhiễm bệnh.

Cách phòng tránh bệnh dại

Phòng bệnh luôn là phương pháp tốt nhất để bảo vệ chó và gia đình bạn khỏi bệnh dại ở chó. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tiêm phòng định kỳ

Việc tiêm phòng bệnh dại là một yêu cầu bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Hãy đảm bảo chó của bạn được tiêm phòng đầy đủ và theo lịch của bác sĩ thú y.

Bệnh-dại-ở-chó
Tiêm phòng định kì

Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã

Hạn chế cho chó tiếp xúc với các loài động vật hoang dã hoặc không rõ nguồn gốc. Vì chúng có thể là nguồn lây nhiễm bệnh dại.

Giám sát chặt chẽ khi ra ngoài

Khi dẫn chó ra ngoài, đặc biệt là tại những khu vực nhiều động vật, hãy luôn giữ chó trong tầm kiểm soát để ngăn ngừa việc bị cắn hoặc tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh.

Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho chó ở đâu tốt?

Tại Hà Nội, bạn có thể đến với 2Vet, một trong những hệ thống bệnh viện thú y hàng đầu. Để phục vụ tốt hơn, 2Vet đã thiết lập 15 cơ sở trải dài toàn quốc. Mỗi chi nhánh đều được đảm bảo về chất lượng đội ngũ bác sĩ và tay nghề kỹ thuật viên.

Ngoài chuyên môn, 2Vet còn đầu tư thiết bị máy móc hiện đại. Chính nhờ vậy, quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh dại ở chó luôn đạt hiệu quả cao, giúp các bé cún ít gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

135
0
0

Bài viết hữu ích?

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đặt lịchĐặt Lịch MessengerChỉ đường ZaloZalo Chat
error: Content is protected !!